Mình tin rằng những bạn đang đọc bài viết này cũng từng như mình, bắt gặp từ "cholesterol" rất nhiều lần, luôn suy nghĩ cholesterol là chất béo, chúng có hại,....Nhưng sự thật có phải như vậy không, hãy bắt đầu tìm hiểu tường tận cùng mình nhé.
Trong cơ thể, cholesterol được tạo ra trong gan. Trong chế độ ăn uống, cholesterol có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chẳng hạn như thịt và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo. Chúng là một chất gần giống như sáp và có nhiều chức năng quan trọng như giữ cho thành tế bào linh hoạt, chất cần thiết để tạo ra một số hormone. Các phân tử cholesterol lưu thông trong máu. Gan tạo ra tất cả cholesterol mà cơ thể cần (vì gan có thể tự tạo được nên con người không cần thiết phải nạp cholesterol thông qua ăn uống). Cholesterol bản thân nó không xấu. Cholesterol trong máu đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp xây dựng các tế bào.
Giống như chất béo, cholesterol không hòa tan trong nước. Thay vào đó, sự vận chuyển nó trong cơ thể phụ thuộc vào các phân tử gọi là lipoprotein, mang cholesterol, chất béo và vitamin tan trong máu. Khi cơ thể cần, gan sẽ sản xuất nhiều cholesterol, gan đóng gói cholesterol với chất béo trong lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL). Khi VLDL phân phối chất béo đến các tế bào khắp cơ thể, nó sẽ biến đổi thành lipoprotein mật độ thấp (LDL), mang cholesterol đến bất cứ nơi nào cần thiết. Lúc này gan cũng tiết ra lipoprotein mật độ cao (HDL) để đem cholesterol không sử dụng quay trở lại gan. Quá trình này được gọi là vận chuyển ngược cholesterol, bảo vệ chống lại các động mạch bị tắc và các loại bệnh tim khác.
Khi đo mức cholesterol trong máu, các bác sĩ sẽ đánh giá chỉ số trong máu của một người:
Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL): Cholesterol “xấu”. Số LDL thấp là một chỉ số tốt về sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh tật.
Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL): Cholesterol có lợi. Số HDL cao là một chỉ số tốt cho sức khỏe. Cố gắng tăng HDL có lợi và giảm LDL có hại.
Một số lipoprotein, đặc biệt là LDL và VLDL, dễ bị tổn thương bởi các gốc tự do trong quá trình oxy hóa. Mặc dù các công ty thực phẩm thường quảng cáo các sản phẩm có hàm lượng cholesterol thấp, nhưng thực tế cholesterol trong chế độ ăn uống chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến lượng cholesterol trong cơ thể. Điều này là do gan thay đổi lượng cholesterol mà nó tạo ra tùy thuộc vào lượng bạn ăn. Khi cơ thể bạn hấp thụ nhiều cholesterol hơn từ chế độ ăn uống, nó sẽ tạo ra ít hơn ở gan. Tuy cholesterol trong chế độ ăn ít ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu, nhưng một số thực phẩm nếu tiêu thụ nhiều quá cũng có thể làm nghiêm trọng hơn cùng các nguyên nhân như tiền sử gia đình, hút thuốc và lối sống ít vận động.
Giống như bất cứ thứ gì trong cơ thể, quá nhiều cholesterol hoặc phân bố cholesterol không đúng chỗ sẽ tạo ra vấn đề. Các loại lipoprotein khác nhau có ảnh hưởng đến sức khỏe trực tiếp. Ví dụ, mức độ cao của lipoprotein (LDL) dẫn đến sự lắng đọng cholesterol trong thành mạch máu, có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch, đột quỵ, đau tim và suy thận. Ngược lại, mức độ cao lipoprotein (HDL) giúp mang cholesterol ra khỏi thành mạch và giúp ngăn ngừa các bệnh này. Cho đi lipoprotein nhiều quá mà nhận về chả bao nhiêu, để rơi rớt cholesterol trong mạch máu.
Cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các cơn đau tim. Khi có nhiều cholesterol lưu thông trong máu, tim có thể khó bơm máu đúng cách. Tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Hiện nay thuốc có thể giúp bạn cải thiện mức cholesterol nhưng trước khi uống thuốc bạn cần tham khảo các cách tự nhiên sau đây. Chúng sẽ tăng cholesterol HDL “tốt” và giảm cholesterol LDL “xấu” hiệu quả tương đương việc dùng thuốc.
Ăn gì để giảm cholesterol: Một vài thay đổi trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn:
Thể dục: Tập thể dục vào hầu hết các ngày trong tuần và tăng cường hoạt động thể chất. Hoạt động thể chất vừa phải có thể giúp tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), loại cholesterol "tốt". Bác sĩ luôn khuyên bạn tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày (5 lần trong 1 tuần). Nếu không tập gym bạn có thể đi bộ hàng ngày, đi xe đạp, chọn một môn thể thao mà bản thân yêu thích để duy trì động lực. Nếu buồn chán thì hãy tìm một người bạn tập cùng hoặc tham gia nhóm tập thể dục nhé. Thể dục thể thao luôn có lợi cho sức khỏe tim mạch, vừa cải thiện thể chất vừa chống béo phì. Các bài tập thể dục cường độ thấp như đi bộ cũng làm tăng HDL (cholesterol tốt).
Bỏ thuốc lá: Không cần nói bạn cũng có thể thấy được hiệu quả tức thì của việc bỏ thuốc lá. Thuốc lá rất khó bỏ nhưng một khi bỏ được thì cơ thể bạn lập tức cải thiện nhanh chóng. Từ việc máu tuần hoàn, huyết áp, nhịp tim, chức năng phổi cho đến mức cholesterol HDL của bạn. Trong vòng một năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc đấy.
Béo phì: Nếu bạn thích uống đồ uống có đường, hãy chuyển sang nước lọc tinh khiết. Nếu bạn thích ăn bánh ngọt hãy thử ăn nhẹ trái cây. Từng món ăn thay đổi nhỏ cộng lại sẽ làm giảm mức calo hàng ngày. Tìm cách kết hợp nhiều hoạt động hơn vào thói quen hàng ngày của bạn, chẳng hạn như sử dụng cầu thang bộ thay vì đi thang máy hoặc đỗ xe xa văn phòng hơn. Đi dạo trong giờ giải lao tại nơi làm việc. Cố gắng tăng cường các hoạt động đứng, chẳng hạn như nấu ăn hoặc làm việc ngoài sân. Tin mình đi, giảm cân không những làm giảm cholesterol mà còn giúp bạn rất rất nhiều điều trong cuộc sống.
Uống rượu: Nếu bạn uống rượu, hãy uống có chừng mực. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh (nam giới từ 18 - 65 tuổi) tối đa hai ly mỗi ngày, cùng với đó là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm huyết áp cao, suy tim và đột quỵ.
Một số thay đổi quan trọng trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp bạn giảm cholesterol một cách tự nhiên theo thời gian. Không có cách nào giảm tức thì được, hiệu quả nhận thấy những thay đổi trong vài tuần. Trong một số trường hợp, một người có thể cần thuốc từ bác sĩ để giúp giảm cholesterol hoặc kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đang dùng thuốc, điều quan trọng là phải thực hiện các thay đổi để giúp cải thiện mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Koreacosmetics mong bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin để giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh nhé!